Tủ rack hay còn gọi là tủ mạng, khác với những chiếc tủ bình thường sử dụng trong gia đình, tủ rack(tủ mạng) là tủ chuyên dụng chúng được dùng để chứa các thiết bị mạng như : Router , Switch, Server… không chỉ là để chứa chúng còn để bảo vệ khối thiết bị này khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.
Tủ rack (tủ mạng) được làm từ 2 loại nguyên liệu chính đó là tôn và thép , độ dày của chiếc tủ thường từ 1,2mm – 1,5mm với những chiếc tủ đạt chuẩn, còn với những chiếc tủ kém chất lượng thì sẽ mỏng manh hơn nhiều chỉ từ 0,8mm – 1,0mm.
Chức năng thì tủ nào cũng giống nhau thôi nhưng chúng lại có rất nhiều loại khác nhau : Tủ mạng đựng Server riêng, tủ mạng mở (chỉ có 2 thanh đỡ), tủ để ngoài trời (giống tủ điện), tủ mạng treo tường.Cũng tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của nhà quản lý mà sẽ chọn những loại tủ rack, tủ mạng cho phù hợp.
Với các khối thiết bị vừa và lớn được sử dụng nhiều trong các phòng DataCenter thì chúng ta nên sử dụng loại tủ rack 42U D800 hoặc tủ rack 42U D1000.Ngược lại với những căn phòng có nhu cầu và hiệu suất sử dụng ít thì chúng ta nên sử dụng một số loại tủ rack, tủ mạng có kích thước nhỏ hơn như: tủ mạng 15U, tủ mạng 20U (2 màu trắng- đen) bạn cũng có thể sử dụng một loại tủ mạng khác đó là tủ mạng treo tường thích hợp với không gian nhỏ giúp tiết kiệm không gian căn phòng, ví dụ như : tủ rack 6U D400, tủ mạng 10U sâu 500 (hai màu trắng,đen).
1. Tủ rack (tủ mạng ) là gì ?
Thông thường khi nhắc đến hệ thống mạng, mọi người sẽ nghĩ ngay đến hệ các thiết bị như router, switch kèm theo một đống dây mạng chằng chịt nối từ thiết bị này đến thiết bị khác. Điều đó cũng đúng tuy nhiên nó vẫn chưa phải là tất cả vẫn còn một hệ thống khác nữa đó là hệ thống các server (máy chủ).Một hệ thống mạng thì sẽ cần có các máy chủ để quản lý và điều hành và kiểm soát mọi hoạt động , kết hợp với các thiết bị định tuyến như router và switch sẽ tạo ra một hệ thống mạng hoàn chỉnh.
Tủ rack (tủ mạng) chính là thứ chứa những thiết bị ở trên, chúng được làm bằng tôn hoặc thép , được dùng trong các phòng máy, khu trung tâm dữ liệu (Data Center). Bảo vệ các thiết bị khỏi các tác động bên ngoài, hạn chế tối đa các rủi do với các thiết bị chính là nhiệm vụ của tủ rack (tủ mạng).
2. Có những loại tủ rack nào ?
Tủ Server Rack (tủ mạng để đặt các server - máy chủ)
Tủ server rack có cấu tạo đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất bất ngờ.Là một khối hộp hình chữ nhật chúng được bao bọc bởi bốn tấm tôn (thép) được bao bọc bởi một lớp sơn tĩnh điện.
Hai tấm ở trước và sau của tủ được thiết kế dưới dạng lưới, với kiểu thiết kế này sẽ giúp không khí bên trong tủ thông thoáng hơn, điều này sẽ giúp cho thiết bị xả bớt được một lượng nhiệt nhất định, đồng thời cũng cho người quản lý một tầm nhìn nhất định.
Ngoài ra trong các tủ server còn lắp đặt hệ thống quạt tản nhiệt, kết hợp với các lỗ thoát khí của tủ sẽ luôn đảm bảo cho thiết bị được làm mát và hoạt động ổn định.Ưu điểm của loại tủ này đó là không gian kín, và có ổ khóa để chống lại sự xâm nhập và ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài.Những loại tủ này thường có kích thước tương đối lớn như tủ mạng 36U, tủ mạng 42U
Tủ Wallmount Rack (tủ mạng treo tường)
Tủ mạng treo tường thì thường được sử dụng trong các căn phòng có không gian trật hẹp và với một số lượng ít các thiết bị mạng. Tủ mạng treo tường thì có 2 loại chính đó là tủ mạng 6U và tủ mạng 10U, với 2 hệ màu chủ đạo là màu trắng cát và xám đen.Dưới đây là hình ảnh 2 loại tủ nêu trên.
Tủ rack 6u sâu 400 hai màu trắng cát và xám đen có kích thước 320*550*400 , được làm từ vật liệu tôn tấm dày 1,0mm - 1,5mm.Kích thước nhỏ gọn chính là ưu điểm lớn nhất của loại tủ này.
Tủ rack 10U sâu 500 có kích thước 625*550*500 được làm từ vật liệu tôn tấm dày 1,0 mm - 1,5mm, cũng giống như tủ mạng 6U tủ mạng 10U cũng có 2 màu trắng cát và xám đen giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.Ngoài ra tủ mạng 10U còn có hệ thống thanh giằng hàn liền khung giúp tủ cứng cáp chịu được tải trọng cao.
Tủ Open Rack (tủ mạng mở )
Tủ Out Door Rack (tủ mạng để ngoài trời)
Với kích thước khá lớn và cấu trúc bền chắc, loại tủ này thường được dùng để đặt bên ngoài trời bởi các công ty mạng viễn thông (mạng internet, telephone…) để chứa các bộ thiết bị điều khiển là chủ yếu.
Do đây là loại tủ để bên ngoài trời do đó các cánh của loại tủ này dày hơn cánh của các loại tủ khác, một bộ khóa chắc chắn là thứ không thể thiếu với loại tủ này.Ngoài ra Out Door Rack cũng có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác động mạnh từ môi trường bên ngoài.
Tủ mạng ngoài trời 12U sâu 600 được thiết kế với nóc tủ dạng chóp nón, không có bánh xa,các cánh không được đục thông thoáng như những chiếc tủ mạng trong nhà thông thường.Ngoài ra tủ còn được phủ bằng sơn bóng để chống nước , giúp tủ không bị han gỉ.
3. Tủ rack đặt ở đâu thì thích hợp?
Bản chất chúng được thiết kế để có thể đặt được ở cả môi trường bên trong phòng và cả ngoài trời tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp thường đặt chúng ở bên trong phòng, với máy làm lạnh để làm mát các tủ rack, tủ mạng chất lượng cao, các thiết bị đồng thời cũng để giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài. Sẽ thật dễ dàng để làm việc , kiểm tra và bảo dưỡng khi chúng được đặt trong phòng đúng không?
4. Màu sắc của tủ rack như thế nào ?
Thông thường tủ rack thường có 2 màu chính đó là màu đen xám và màu trắng cát (được sơn bằng sơn tĩnh điện). Tuy nhiên chúng cũng có thể thay đổi nếu khách hàng có nhu cầu làm một màu nào đó khác.
5. Có những thiết bị gì bên trong tủ rack ? Đặc điểm của chúng ?
Theo tiêu chuẩn quy định thì bên trong một chiếc tủ rack ( tủ mạng) sẽ bao gồm :
- Thanh quản lý cáp(tùy vào số lượng thiết bị mà kích thước của tủ cũng như thanh quản lý cáp sẽ thay đổi).
- Khay cố định hoặc khay trượt(dùng để đặt các thiết bị lên).
- Quạt tản nhiệt (có vai trò làm thoáng khí, giúp các thiết bị mát và hoạt động ổn định hơn như : router, switch, server ).
- Nguồn điện (cung cấp điện cho các phụ kiện bên trong tủ mạng và cả thiết bị).
6. Tổng số U bạn cần là bao nhiêu ?
U là đơn vị tính toán không gian tủ theo tiêu chuẩn EIA, 1U = 1,75 inch = 4.45 cm (1 inch = 2,54cm).
U là đơn vị mà các nhà sản xuất quy ước dùng để đo chiều cao của thiết bị. Khi các thông số trên các thiết bị router,server,hub,switch có ghi 1U điều này có nghĩa là chúng có chiều cao 1U. Nếu quan sát kỹ các thiết bị như hub,switch, server,router... dành cho doanh nghiệp (không phải loại dành cho gia đình, văn phòng nhỏ), bạn sẽ thấy chiều cao của chúng là bội số của U, chẳng hạn 1U, 2U, 4U, 5U...